TINH DẦU HÚNG CHANH LÀ LOẠI DƯỢC LIỆU QUÝ HIẾM
Húng chanh hay còn gọi là tần dày lá, hoạt chất chính là carvacrol chiếm tỉ lệ từ 35 đến 55%. Với đặc tính kháng viêm cao nên tinh dầu húng chanh là nguyên liệu của hầu hết thảo dược, thực phẩm chức năng chữa trị các bệnh về đường hô hấp như phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, dùng để chữa ho, viêm họng, cảm cúm, hen suyễn, sốt. v. v
- Húng chanh hay tần dày lá, rau thơm lùn, rau thơm lông, rau tần, dương tử tô
- Húng chanh có tên khoa học là coleus aromaticus là cây thuộc họ Hoa môi Lamiaceae.
Mô tả Thực Vật
- Cây thân thảo, sống lâu năm, cao 20–50 cm. Thân sát gốc hoá gỗ. Lá mọc đối, dày cứng, giòn, mọng nước, mép khía răng tròn, lá dày có lông mịn, thơm và cay. Hai mặt lá màu xanh lục nhạt. Thân và lá dòn, mập.Hoa nhỏ,4 tiểu nhị, màu tím đỏ, mọc thành bông ở đầu cành.Quả nhỏ, tròn, màu nâu. Toàn cây có lông rất nhỏ và thơm như mùi chanh nên được gọi là húng chanh.
Phân bố thu hái và chế biến:
- Cây húng chanh có nguồn gốc ở đảo Moluques, được trồng khắp nơi ở Việt Nam để lấy lá có mùi thơm dễ chịu như mùi chanh, vị trước thơm sau hắc, mát. Dùng làm gia vị.
Bộ phận dùng: Lá tươi, thu hái quanh năm.
Thành phần hóa học :
- Lá chứa ít tinh dầu (0,05-0,12%), trong tinh dầu có đến 65,2% các hợp chất phenolic trong đó có salicylat, thymol, carvacrol, eugenol và chavicol; còn có một chất màu đỏ là colein.
Tác dụng dược lý:
- Tinh dầu húng chanh có tác dụng kháng sinh mạnh đối với vi trùng staphylococus 209 P- salmonella typhi, shigela…
Tính vị:
- Vị cay thơm, hơi chua, thơm mùi chanh.
- Tính ấm.
Theo Đông y:
- Húng chanh vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, trừ phong, sát khuẩn, được dùng chủ yếu để chữa cảm cúm (lấy 30 - 40g lá Húng chanh tươi, sắc uống khi thuốc còn nóng; hoặc lấy một nắm lá Húng chanh tươi phối hợp với một số lá có tinh dầu nấu nồi nước xông); chữa ho, viêm họng, khản tiếng (lấy mấy lá Húng chanh tươi, rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội, ngậm với muối, cắn nhẹ dưới răng và nuốt nước dần; hoặc lấy 20g lá Húng chanh tươi, giã nhỏ, vắt lấy nước uống làm hai lần trong ngày).
- Đối với trẻ nhỏ, khó uống thuốc, có thể lấy lá Húng chanh, rửa sạch, giã nhỏ với ít đường, đem hấp cơm, cho trẻ uống làm 2 - 3 lần trong ngày.
- Thường người ta chỉ dùng lá Húng chanh tươi, dùng đến đâu hái đến đấy, không nên phơi khô để dành, vừa khó bảo quản, vừa kém phẩm chất. Để tiện dùng, hiện nay người ta đã nghiên cứu cất tinh dầu Húng chanh. Tinh dầu này có mùi thơm như chanh rất dễ chịu. Theo những nghiên cứu gần đây, tinh dầu này có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như Staphylococcus, Shigella flexneri, sonnei, Shiga, B. subtilis, Es. coli, Streptococcus, D. pneumoniae,… Kết quả nghiên cứu trên đã xác nhận tinh dầu Húng chanh có tính chất kháng sinh mạnh, chữa được nhiều bệnh, phù hợp với kinh nghiệm chữa bệnh cổ truyền của dân tộc ta.
Một số bài thuốc kinh nghiệm
Một số bài thuốc:
1. Chữa cảm cúm, cảm sốt, nhức đầu, nghẹt mũi, ho đờm
– Lấy 15-20gr tần dày lá giã vắt lấy nước cốt để uống, hoặc có thể cho thêm gừng, hành (mỗi loại 12gr) đem nấu uống và xông cho ra mồ hôi.
2. Chữa sốt cao không ra mồ hôi
– Lấy 20gr lá tần dày lá, 15gr lá tía tô, 5gr gừng tươi (cắt lát mỏng), 15gr cam thảo đất. Tất cả đem nấu lấy nước dùng lúc nóng ấm để cho ra mồ hôi.
3. Trị ho, viêm họng, khản tiếng:
– Hái vài lá tần dày lá nhai, ngậm, rồi nuốt nước.
– Lá Húng chanh non 5-10g giã nát vắt lấy nước cốt nóng. Hoặc đem giã nhỏ một nắm lá (15-20g), thêm nước, vắt lấy nước uống làm hai lần trong ngày. Đối với trẻ em, thêm ít đường, đem hấp cơm cho uống làm 2-3 lần.
4. Chữa viêm họng, viêm thanh quản
– Dùng 20gr tần dày lá, 15gr kim ngân hoa, 15g sài đất, 12gr xạ can, 12gr cam thảo đất, đem tất cả nấu lấy nước dùng.
5. Trị chảy máu cam
– Lấy 20gr tần dày lá, 15gr trắc bá (sao đen), 10gr hoa hòe (sao đen) và 15gr cam thảo đất. Đem nấu lấy nước dùng một ngày với lượng như trên; hoặc lấy lá tần vò nát rồi nhét vào bên mũi chảy máu.
6. Trị ho
– 15gr tần dày lá, 5gr lá chanh, 5gr vỏ quýt, 3gr gừng tươi, 10gr đường phèn. Đem nấu uống ngày một thang.
7. Chữa đau nhức do rắn cắn, bò cạp, ong đốt
– Dùng 20gr tần dày lá, một tí muối ăn (loại muối hạt) đem giã nhỏ hoặc nhai kỹ, nuốt nước, còn bã thì đắp vào chỗ ong đốt.
8. Trị nổi mề đay
– Dùng lá tần nhai nuốt nước, bã thì đắp hay xoa xát lên những vùng da nổi mề đay.
9. Chữa đau bụng:
– Lá Húng chanh non rửa sạch, 1-2 lá nhai với một ít muối, ngậm nuốt dần dần.
Ngoài ra, người ta còn dùng lá tần làm rau sống, ăn với gỏi cá cũng rất thơm ngon…
CÔNG DỤNG CỦA TINH DẦU HÚNG CHANH
- Tinh dầu này có mùi thơm như chanh rất dễ chịu và có nhiều công dụng. Tinh dầu Húng Chanh có tác dụng chữa cảm, cúm, sốt cao, sốt không ra mồ hôi được, viêm phế quản, ho, hen, ho ra máu, viêm họng, khản tiếng, nôn ra máu, chảy máu cam. Với những đặt tính trên, Tinh Dầu Húng Chanh là nguyên liệu của hầu hết thảo dược, thực phẩm chức năng chữa trị các bệnh về đường hô hấp như phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, dùng để chữa ho, viêm họng, cảm cúm, hen suyễn, sốt…
- Theo những nghiên cứu gần đây, tinh dầu Húng Chanh còn có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như Staphylococcus, Shigella flexneri, sonnei, Shiga, B. subtilis, Es. coli, Streptococcus, D. pneumoniae,… Kết quả nghiên cứu trên đã xác nhận tinh dầu Húng chanh có tính chất kháng sinh mạnh, chữa được nhiều bệnh, phù hợp với kinh nghiệm chữa bệnh cổ truyền của dân tộc ta.
Dalosa Việt Nam sưu tầm và biên tập
THÔNG TIN CẦN BIẾT
- Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Bài biết chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin dùng tham khảo và nghiên cứu. Bài viết không nhằm mục đích thay thế thuốc kê toa hoặc thay thế lời khuyên của bác sĩ, chuyên gia y tế.
- Bài viết này là Tài Sản Trí Tuệ của Công ty TNHH Tinh Dầu Thảo Dược Dalosa Việt Nam, mọi hình thức sao chép khi chưa được Chúng tôi cho phép bằng văn bản đều vi phạm Tác Quyền
- Copyright © Bản quyền thuộc về Công ty TNHH Tinh Dầu Thảo Dược Dalosa Việt Nam™