DẦU HẠT NEEM- DẦU SẦU ĐÂU - NEEM OIL
Dầu Neem 100% nguyên chất hay còn gọi là dầu hạt sầu đâu được chiết xuất từ nhân hạt Neem có chứa azadirachtin, salanin và nimbi, ảnh hưởng lên hơn 600 loài gây hại khác nhau như: côn trùng, tuyến trùng, nấm, virus, không độc cho người, gia súc và các sinh vật có lợi khác./
1. THÔNG TIN THỰC VẬT
- Tên tiếng Việt: Dầu Hạt Neem/Dầu Hạt Sầu Đâu
- Tên thực vật (khoa học): Azadirachta indica
- Tên gọi khác: Dầu Dầu Đâu/ Dầu hạt Sầu Đâu
- Cây sầu đâu theo tên gọi của các ngôn ngữ khác: Neem tree (tiếng Anh), Azad Dirakht (tiếng Ba Tư), DogonYaro (tiếng Nigeria), Margosa, Neeb (tiếng Ả Rập), Nimtree, Nimba (tiếng Phạn), Vepu, Vempu, Vepa (Telugu), Bevu Kannada, Veppam (Tamil), ở Đông Phi, cây này được gọi là Mwarobaini (Kiswahili), có nghĩa là cây 40; vì người ta cho rằng cây này có thể dùng làm thuốc trị được 40 bệnh khác nhau.
- Sầu đâu hay còn có các tên gọi khác là sầu đông, nim, xoan sầu đâu, xoan ăn gỏi, xoan trắng, xoan chịu hạn, xoan Ấn Độ (danh pháp hai phần: Azadirachta indica) là một cây thuộc họ Meliaceae. Loài này được A.Juss. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1830. Đây là một trong hai loài thuộc chi Azadirachta.
- Cây Sầu Đâu (Neem) là cây thường xuân gốc nhiệt đới có nguồn gốc từ Ấn Độ thuộc họ Meliaceae giống gỗ Mahogany. Một số nước nuôi trồng và sản xuất: Ấn Độ, Việt Nam, Nepal, Pakistan, Bangladesh và Sri Lanka.
- Cây sầu Đâu lớn nhanh, có thể đạt chiều cao 15–20 m, hiếm khi cao 35–40 m. Đây là cây thường xanh nhưng gặp khi hạn hán thì cây có thể rụng hết lá. Nhánh cây tỏa rộng có tán rậm hơi tròn hoặc ô van và có thể đạt đường kính 15–20 m. Hiện nay ở Việt Nam được trồng rất nhiều ở các nơi như là Kiên Giang, Châu Đốc và Ninh Thuận.
- Lá sầu đâu có màu xanh, vị đắng, hậu ngọt, tính mát, hoa thì ít đắng hơn và thơm. Hàng năm, vào khoảng tháng 10 đến tháng giêng âm lịch, cây sầu đâu bắt đầu thay lá, ra hoa. Người dân thường hái lá sầu đâu để ăn và bán..
- Cây Sầu Dầu Trong Ca Khúc: Sầu Đâu Quê Ngoại (Tác giả: Cao Nhật Minh)
......
"Kỷ niệm ngày xưa, bờ lau thưa với rặng trâm bầu
Mấy cây sầu đâu ngoại thường ra hái lá
Trộn gỏi đắng mà nghe ngọt lạ bờ môi.
Giờ ngoại của tôi chân run run tóc bạc lưng còng
Mấy cây sầu đâu đã già xơ xác lá
Ngoại vẫn kiếm tìm xin cho được sầu đâu"
2. THÔNG TIN KỸ THUẬT VÀ CUNG ỨNG
2.1 Tiêu chuẩn kỹ thuật
- Bộ phận chiết xuất ra tinh dầu: Hạt Sầu Đâu/ Hạt Neem
- Phương pháp chiết xuất: Ép Lạnh
- Màu sắc: Màu Nâu/vàng/Xanh
- Mùi vị: Mùi đặc trưng dầu Neem
- Tỷ trọng ở 30ºC: 0.890 - 0.950
- Chỉ số khúc xạ ở 40ºC: 1.460 - 1.510
- Thành phần hóa học chính chứa trong Dầu Hạt Neem là Azadirachtin > 1500ppm
2.2 Khả năng cung ứng & tiêu chuẩn Dầu hạt Neem do Cty Dalosa Việt Nam cung cấp
- Sản lượng cung ứng: 10 tấn /tháng
- Hạn Dùng: 02 năm từ ngày sản xuất, tùy Nhà cung cấp
- Hàm lượng hoạt chất chính: Theo tiêu chuẩn nhà cung cấp
⇒ Certificate Of Analysis (COA or C/A): Phân tích thành phần.
⇒ USDA Organic: Tiêu chuẩn hữu cơ - USA: được niêm yết công khai tại website Của Nhà Sản Xuất, có chứng nhận của tổ chức USDA Organic. Để là thành viên và được tổ chức này cấp chứng nhận thì nhà sản xuất phải đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt.
⇒ Lưu ý: Hiện tại ở Việt Nam rất nhiều công ty "tự phong" cho mình là sản phẩm Organic nhưng hoàn toàn không có giá trị vì không có chứng nhận của bất cứ cơ quan liên quan nào. Quý KH tránh nhầm lẫn. Chi phí thành viên của tổ chức này cũng khá cao, khoảng 10,000USD/Năm
- Trích dẫn: "Đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đã bị nhiễm độc cực nặng, do nông dân dùng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu từ nhiều năm nay. Nguồn nước và không khí ở nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam cũng bị ô nhiễm hết sức trầm trọng, không đủ tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ nếu không được lọc lại. Do vậy, nếu muốn sản xuất hữu cơ phải bỏ tiền cải tạo đất hết sức tốn kém, quá trình này mất từ 3 – 5 năm"
(Nguồn: Quy trình cấp chứng nhận thực phẩm hữu cơ của USDA)
⇒ Good Manufacturing Practices (GMP): Hướng dẫn thực hành sản xuất tốt
⇒ ISO 9001:2015: tiêu chuẩn Quản lý Chất lượng ISO 9001:2015
- Quy cách đóng gói Dầu Hạt Neem xuất xứ India
⇒ Bán lẻ: Chai Nhựa: 500ml, 1000ml.
⇒ Bán sỉ: Can hoặc bình: 5 lít, 25 kg
⇒ Không bán lẻ các dung tích nhỏ như: 5ml, 10, 20ml, 30ml, 50ml, 100ml.
3. CÔNG DỤNG & LỢI ÍCH DẦU HẠT NEEM - NEEM OIL.
3.1 Lợi ích - Tác dụng - Dược tính
- Theo truyền Thống Ấn Độ, các bệnh về da do quá nhiều chất đường trong cơ thể gây ra. Chất đắng được dùng để trung hòa vấn đề này. Neem là loại dược thảo được chọn để chữa các bệnh về da vì tính đắng của nó và đã được chứng minh là rất hữu hiệu trong việc điều trị bệnh vảy nến, mụn trứng cá, eczema, ngứa, gầu và thẹo. Neem đã được dùng để chữa trị cho mọi loại bệnh về da cả nhiều ngàn năm và được xem là bằng hay hơn hẳn cây lô hội (aloe) trong các đặc tính chữa lành của nó.
- Da Nhăn - Da Khô: Sau khi rửa mặt, thoa kem/dầu neem ngày vài lần cho đến khi da trở nên mịn màng tự nhiên. Kem hay lotion chứa dầu neem có thể dùng để làm chậm quá trình lão hoá làm da nhăn bằng cách cung cấp chất bảo vệ da tự nhiên và giữ độ ẩm cho da.
- Mụn Trứng Cá: Để ngừa và chữa mụn trứng cá, trước tiên rửa mặt với xà bông neem, kế đến dùng kem mặt nạ neem đắp mặt để làm dịu và săn da. Sau cùng thoa kem hay lotion neem để giữ độ ẩm và dưỡng da. Ăn 1 g lá neem hàng ngày để trung hoà chất đường thặng dư trong cơ thể và giúp giảm mụn.
- Trị Gàu: Để trị gầu, thoa kem neem vào da đầu trước khi tắm gội một lúc. Việc này sẽ làm gàu không còn bám chặt vào da đầu và làm mềm da. Dùng xà bông gội đầu, thường với nước chiết xuất lá neem, sẽ làm sạch gầu và diệt những tác nhân gây bệnh có thể tấn công da đầu. Tắm xong thoa chỉ một chút kem neem vào da đầu và lau khô để lấy đi những kem dư. Uống trà lá neem sau bữa ăn nhiều chất béo hay nhiều chất ngọt sẽ giúp quân bình cho cơ thể, nhờ đó có thể tránh được gầu lại rộ ra.
- Ngứa Da Đầu: Ngứa da đầu có thể do nhiều nguyên nhân, từ dị ứng và gầu đến chấy trên đầu. Gội đầu với xà bông neem, lau khô tóc rồi thoa một chút lotion neem lên da đầu sẽ giảm các vấn đề này.
- Loét Da: Rửa vết thương với xà bông neem và thoa lotion neem. Đối với từng vết loét, thoa chiết xuất neem hay đắp lá neem tươi giã nhuyễn lên vết loét rồi băng lại, để qua đêm hay cho đến khi lành hẳn. Thay băng và lá neem mỗi ngày. Uống hai ly trà lá neem mỗi ngày trong ba ngày trong trường hợp nặng.
- Mụn Cóc: Để chữa mụn cóc: - đắp trên mặt mụn cả lá neem. - nhỏ ướt băng cá nhân nước lá neem ép hoặc kem neem rồi đặt lên mụn băng lại. Thay băng mỗi ngày cho tới khi hết mụn.
- Pháp Ban: NỔI MỀ ĐAY (HIVES – URTICARIA): Thoa kem neem lên chỗ da bị mề đay. Nếu không thấy thuyên giảm nhanh chóng thì uống thêm trà lá neem hai lần một ngày.
- Bệnh Vẩy Nến: Rửa da với xà bông neem để loại đi các tế bào chết và diệt trùng là bước đầu trong tiến trình điều trị bệnh vảy nến. Để làm dịu da, bạn có thể để 20 lá neem trong bồn tắm trước khi xả nước nóng ngâm lá neem. Tắm xong, lau khô rồi thoa kem neem vào chỗ bị vảy nến. Uống thêm trà lá neem sẽ cho kết quả nhanh hơn là chỉ thoa kem.
- Với Tóc: Mix dầu neem với các loại dầu nền khác như dầu hạnh nhân, dầu argan, dầu macadamia,… và các loại tinh dầu: hương thảo, bưởi,… để dưỡng tóc và điều trị các vấn đề như:
⇒ Trị gàu, vảy nến và da đầu khô, giúp cải thiện sức khỏe và duy trì độ PH của da đầu. Sử dụng thường xuyên cũng có thể giúp đỡ vấn đề rụng tóc.
⇒ Thúc đẩy mọc tóc: chống lại các tác động làm tóc mỏng đi do nhiều lý do khác nhau bao gồm stress, thuốc, ô nhiễm,…
⇒ Loại bỏ chẻ ngọn: dầu Neem dưỡng ẩm sâu, sửa chữa hư hỏng lớp biểu bì tóc và giảm bớt vấn đề chẻ ngọn.
3.2. Dầu Neem nguyên liệu cho các ngành sau:
- Mỹ phẩm: Xà Phòng, sản phẩm chăm sóc tóc, chăm sóc da, kem dưỡng da tay, kem đánh răng…
- Chăm sóc sức khỏe và làm đẹp: Làm đẹp da, chăm sóc tóc,
- Tiêu dùng thông thường: Thay thuốc trừ sâu bằng hóa chất, dầu gội cho thú cưng, vật nuôi, ...
4. DẦU HẠT NEEM LÀ THUỐC TRỪ SÂU TỪ THIÊN NHIÊN
- Dầu Neem 100% được chiết xuất từ nhân hạt Neem có chứa azadirachtin, salanin và nimbi, ảnh hưởng lên hơn 600 loài gây hại khác nhau như: côn trùng, tuyến trùng, nấm, virus và hoàn toàn không độc cho người, gia súc và các sinh vật có lợi khác.
- Dầu neem (có tác dụng xua đuổi côn trùng và diệt các ký sinh vật trên gia súc, gia cầm như ve, rận, mạt,…)
- Dầu Neem có hoạt tính trừ sâu, nấm gây bệnh, tuyến trùng, ức chế phát triển, giảm khả năng đẻ trứng và có đặc tính xua đuổi côn trùng. Đã có một số thuốc bảo vệ thực vật được sản xuất và thương mại dựa trên hoạt chất là dầu neem và các hoạt chất chiết từ nhân hạt neem, lá neem.
- Ngoài ra dịch chiết lá, hạt và dầu neem được sử dụng phổ biến để phòng trị một số bệnh trong y học như chống nhiễm trùng, tẩy giun sán, sốt rét. Dầu neem và dịch chiết lá neem còn được phối trộn với một số phụ gia để sản xuất một số loại mỹ phẩm như kem dưởng da, kem chống muỗi, xà phòng vệ sinh…
5. CÁCH DÙNG DẦU NEEM CHO CÂY TRỒNG
5.1 ️ Bước 1.
- Pha chất nhũ hóa với dầu Neem: Lấy 40ml chất nhũ hóa đổ vào 1 lít dầu Neem và lắc đều.
- Trường hợp không có chất nhũ hóa có thể sử dụng nước rửa chén để nhũ hóa:
⇒ Nhũ hóa trước dầu Neem để phun trên diện rộng: Có thể sử dụng nước rửa chén ở tỉ lệ 10% để giúp dầu dễ hòa vào nước. Ví dụ: 100ml dầu neem đã nhũ hoá + 1 lít nước
⇒ Nhũ hóa trực tiếp phun trên diện tích hẹp, nhỏ: Pha theo tỉ lệ sau:
Phun phòng ngừa: 1 lít nước + 5ml Dầu Neem nguyên chất+ 5ml nước rửa chén (0.5%)
Phun trị bệnh: 1 lít nước + 10ml Dầu Neem nguyên chất+ 10ml nước rửa chén (1%)
5.2. Bước 2:
Trường hợp để diệt trừ sâu bệnh: Pha theo tỉ lệ: 1: 50 đến 70 (0,020 đến 0,013)
- 1 lít dầu neem (đã nhũ hóa) pha với 50 đến 75 lít nước.
- Ví dụ: 1000ml nước pha với 13ml đến 20ml dầu hạt neem đã nhũ hóa
⇒ Nhũ hóa trực tiếp phun trên diện tích hẹp, nhỏ: Pha theo tỉ lệ: 1 lít nước + 5ml dầu Neem+ 5ml nước rửa chén (5%).
- Sau đó Khuấy đều, phun liên tục 5 ngày/lần. Phun ướt đều hai mặt lá và toàn bộ thân cây.
5.3. Trường hợp phòng ngừa sâu bệnh: Pha theo tỉ lệ: 1: 100 đến 150 (tức 0,010 đến 0,0067).
- 1 lít dầu neem (đã nhũ hóa) pha với 100 đến 150 lít nước.
- Ví dụ: 1000ml nước pha với 6ml đến 10ml dầu hạt neem đã nhũ hóa.
- Sau đó Khuấy đều, tùy thuộc vào đối tượng cây trồng). Khuấy đều, phun định kỳ 10 - 15 ngày/lần. Phun ướt đều hai mặt lá và toàn bộ thân cây.
6. LƯU Ý QUAN TRỌNG.
- Phun ướt đều trên toàn bộ cây, phun vào lúc sáng sớm hay chiều mát vì các hoạt chất trong dầu dễ bị phân hủy sinh học dưới ánh nắng mặt trời.
- Quá trình nhũ hóa phải đảm bảo dầu neem phải dược nhũ hóa hoàn toàn, nếu dầu neem chưa nhũ hóa hết có thể làm cháy lá non, mỏng.
- Quá trình nhũ hóa thành công là hỗn hợp sánh có màu trắng đục, đảm bảo dầu neem phải tan hoàn toàn trong nước không có váng dầu nữa.
- Khi cho nước vào hỗn hợp đã nhũ hóa thì cần khuấy mạnh hoặc cho vào chai mà sốc mạnh để dầu tan hết.
- Hướng dẫn này chỉ mang tính tham khảo, tùy từng loại cây trồng, giao đoạn phát triển của cây trồng, khí hậu thời tiết mà có cách pha chế, nhũ hóa, lượng phun khác nhau.
- Những loại cây trồng nhạy cảm thì có thể giảm tỷ lệ dầu neem.
- Quý vị có thể tìm sự tư vấn của chuyên gia.
- Hướng dẫn này sử dụng chung cho nhiều loại cây trồng chung, có thể mỗi loại cây trồng tỉ lệ pha chế, lượng phun, có thể thay đổi cho phù hợp.
- XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT CÔNG DỤNG CỦA DẦU NEEM
Dầu Hạt Neem Bảo Vệ Cây Trồng & Vật Nuôi
Các Bộ Phận Của Cây Sầu Đâu - Neem Đều Có Thể Dùng Làm Thuốc
Công Dụng Tuyệt Vời Của Dầu Hạt Neem
- MUA HẠT BỒ HÒN DÙNG NHŨ HÓA DẦU NEEM TẠI ĐÂY
5. KHUYẾN CÁO
- Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiệt độ cao.
- Đựng trong (chai, bình, can, lọ, phuy…) và màu tối sẩm, màu hỗ phách và đậy kín nắp.
- Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da.
- Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
- Không để tinh dầu rớt vào mắt và vùng nhạy cảm
- Không bôi tinh dầu vào vết thương hở
- Cẩn trọng không dùng cho phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi, người bị bệnh kinh niên, nếu dùng phải có sự chỉ định của bác sĩ.
- Bài viết này là Tài Sản Trí Tuệ của Công ty TNHH Tinh Dầu Thảo Dược Dalosa Việt Nam, mọi hình thức sao chép khi chưa được Chúng tôi cho phép bằng văn bản đều vi phạm Tác Quyền.
-
Copyright © Bản quyền thuộc về Công ty TNHH Tinh Dầu Thảo Dược Dalosa Việt Nam™