chucnangcuatinhdauthiennhien
khohangctytinhdaudalosavietnam
xuatnhapkhautinhdaudalosavietnam
happy-new-year-2023-1
CATALOGUE DOANH NGHIỆP GỒM BA NHÓM SẢN PHẨM CHỦ LỰC

tinh-dau-thien-nhien-1 dau-nen-thuc-vat-carrier-oils-1  duoc-lieu-1

VUI LÒNG NHẬP TỪ KHOÁ TÊN SẢN PHẨM HOẶC BÀI VIẾT MÀ QUÝ KHÁCH CẦN TÌM KIẾM
GIỎ HÀNG
KHUYẾN MÃI

 

ĐẠT CHỨNG NHẬN & KIỂM ĐỊNH BỞI:
chung_nhan_concertf
chung_nhan_gmpf
chung_nhan_halalf
chung_nhan_iso_9001_2015f
chung_nhan_quatest_3f
chung_nhan_thien_nhienf
chung_nhan_usadf
chung_nhan_vinacontrolf
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hotline & Zalo: 0967 22 7899

Tư vấn & Viber: 0902 82 2729

THÔNG KÊ TRUY CẬP
Đang Online: 29
Trong Ngày: 590
Trong Tuần: 4556
Tổng Lượt Truy Cập: 14101328

Nhóm Tinh Dầu Thiên Nhiên Chủ Yếu Cho Ngành Dược Phẩm

LƯỢT XEM: 549737

Đánh giá

 

Ứng dụng tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu trong lĩnh vực dược phẩm

Một số tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu được dùng làm thuốc. Tác dụng của tinh dầu được thể hiện:

- Tác dụng trên đường tiêu hoá: Kích thích tiêu hoá (Gừng, Riềng, Tía tô, Kinh giới...), lợi mật, thông mật

- Tác dụng kháng khuẩn và diệt khuẩn: Tác dụng trên đường hô hấp như tinh dầu bạch đàn, bạc hà. Tác dụng trên đường tiết niệu như tinh dầu hoa cây Barosma betulina.

- Một số có tác dụng kích thích thần kinh trung ương: Dược liệu chứa tinh dầu giàu anethol: Ðại hồi...

- Một số có tác dụng diệt ký sinh trùng:

+ Trị giun: Tinh dầu giun, santonin.

+ Trị sán: Thymol,

+ Diệt ký sinh trùng sốt rét: Artemisinin. (Thanh hao hoa vàng)

- Rất nhiều tinh dầu có tác dụng chống viêm, làm lành vết thương, sinh cơ v.v.. khi sử dụng ngoài da (Tinh dầu Tràm).

Một số dùng làm thuốc.vừa ở dạng dược liệu vừa sử dụng dạng tinh dầu như quế, hồi, đinh hương, tiểu hồi, bạc hà, hạt mùi, bạch đàn  Nhưng cũng có những dược liệu chỉ sử dụng tinh dầu như: Long não, màng tang, dầu giun v.v.. Và cũng có rất nhiều dược liệu chứa tinh dầu chỉ sử dụng dược liệu để làm thuốc mà không sử dụng tinh dầu như đương qui, bạch truật, thương truật, phòng phong v.v..

Kỹ nghệ thực phẩm:

- Một lượng lớn dược liệu chứa tinh dầu được tiêu thụ trên thị trường thế giới dưới dạng gia vị: Quế, hồi, đinh hương, hạt cải, mùi, thì là, thảo quả, hạt tiêu v.v.. Tác dụng của những dược liệu này là bảo quản thực phẩm, làm cho thực phẩm có mùi thơm, kích thích dây thần kinh vị giác giúp ăn ngon miệng. Ngoài ra còn kích thích tiết dịch vị giúp cho sự tiêu hoá thức ăn dễ dàng.

- Một số tinh dầu và thành phần tinh dầu được dùng làm thơm bánh kẹo, các loại mứt, đồ đóng hộp ...: vanilin, menthol, eucalyptol v.v..

- Một số dùng để pha chế rượu mùi: Tinh dầu hồi, tinh dầu đinh hương...

- Một số được dùng trong kỹ nghệ pha chế đồ uống: Tinh dầu vỏ cam, chanh ...

- Một số tinh dầu được dùng trong kỹ nghệ sản xuất chè, thuốc lá: Tinh dầu Bạc hà, hoa nhài, hạt mùi...

Một điều cần lưu ý khi sử dụng tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu trong thực phẩm là không nên quá lạm dụng, vì không phải tinh dầu không độc. Vì thế người ta có những quy định rất chặt chẽ khi sử dụng tinh dầu: quy định liều thường dùng, liều tối đa trong thức ăn cũng như trong đồ uống hoặc và các chế phẩm khác với từng loại tinh dầu.

Kỹ nghệ pha chế nước hoa, xà phòng, mỹ phẩm, các hương liệu khác:

Ðây là một ngành công nghiệp rất lớn, sử dụng chủ yếu là nguồn tinh dầu trong thiên nhiên, ngoài ra còn có những chất thơm tổng hợp hoặc bán tổng hợp. Xu hướng ngày càng sử dụng các hương liệu tự nhiên, đòi hỏi phải đi sâu nghiên cứu phát hiện nguồn tài nguyên tinh dầu nhằm thoả mãn yêu cầu của lĩnh vực này

Danh mục những loại tinh dầu thường dùng phổ biến trong lãnh vực dược phẩm Dalosa Vietnam trân trọng giới thiệu

  1. Tinh Dầu Bạc Hà 50% Menthol/ Peppermint Essentinl Oil
  2. Tinh dầu Bạc Hà 60% Menthol/ Peppermint Essentinl Oil
  3. Tinh Dầu Bạch Đàn Chanh/ Eucalyptus Citriodora Essential Oil
  4. Tinh Dầu Cam Hương/ Bergamot Essential Oil
  5. Tinh Dầu Cam Ngọt/ Sweet Orange Essential Oil
  6. Tinh Dầu Chanh Sần/ Lemon Lime Essential Oil
  7. Tinh Dầu Chanh Tươi/ Lemon Essential Oil
  8. Tinh Dầu Cỏ Gừng/ Ginger Grass Essential Oil
  9. Tinh Dầu Cúc La Mã (Trắng)/ Chamomile Essential Oil
  10. Tinh Dầu Cúc La Mã (Xanh)/Chamomile Essential Oil
  11. Tinh Dầu Đàn Hương/Sandalwood Essential Oil
  12. "Tinh Dầu Đinh Hương 80%/ Clove Essential Oil
  13. Tinh Dầu Gỗ Hồng/ Rosewood Essential Oil
  14. Tinh Dầu Gừng/ Ginger Essential Oil
  15. Tinh Dầu Hoa Cam/ Neroli Essential Oil
  16. Tinh Dầu Hoa Hồng/ Rose Essential Oil
  17. Tinh Dầu Hoa Lài 100%/ Jacmine Essential Oil
  18. Tinh Dầu Hoắc Hương/ Patchouli Essential Oil
  19. Tinh Dầu Hoàng Đàn/ Cedarwood Essential Oil
  20. Tinh Dầu Hồi/ Star Anise Essential Oil
  21. Tinh Dầu Húng Chanh (Tần/ Coleus Leaf Essential Oil
  22. Tinh Dầu Húng Quế/ Basil Essential Oil
  23. Tinh Dầu Hương Lau/ Vetiver Essential Oil
  24. Tinh Dầu Hương Nhu/ Gratissimum Essential Oil
  25. Tinh Dầu Hương Thảo/ Rosemary Essential Oil
  26. Tinh Dầu Hương Trầm/ Frankincense Essential Oil
  27. Tinh Dầu Khuynh diệp/ Eucalyptus Globulus Essential Oil
  28. Tinh Dầu Kinh Giới /Oregano Essential Oil
  29. Tinh Dầu Long Não/ Comphor essential Oil
  30. Tinh Dầu Màng Tang/Membrane Essential
  31. Tinh Dầu Nghệ/ Curcuma Longa Essential Oil
  32. Tinh Dầu Ngò Gai/ Eryngium Foetidium
  33. Eryngium Foetidium Essential Oil
  34. Ylang-Ylang Essential Oil- Tinh Dầu Ngọc Lan Tây
  35. Tinh Dầu Nhục Đậu Khấu/ Nutmeg Essential Oil
  36. Tinh Dầu Oải Hương/ Lavender Essential Oil
  37. Tinh Dầu Phong Lữ/ Geranium Essential Oil 
  38. Tinh Dầu Pơmu/ Hinoki Essential Oil
  39. Tinh Dầu Rau Diếp Cá/ Houttuynia cordata 
  40. Tinh Dầu Rau Om/ Limnophila Aromatica Limnophila Aromatica Oil
  41. Tinh Dầu Rau Răm/Rersicaria Odordata - Coriander Essential Oil
  42. Tinh Dầu Riềng/ Alpinia Officinarump 
  43. Lemongrass Essential Oil - Tinh Dầu Sả chanh
  44. Tinh Dầu Sả Hoa Hồng/ Palmarosa Essential Oil
  45. Tinh Dầu Sả Java/ Citronella Essential Oil
  46. Tinh Dầu Tắc/ Citrus Microcarpa Cumquat Essential Oil 
  47. Tinh Dầu Thảo Quả/ Cardamom Essential Oil
  48. Tinh Dầu Thì Là/ Anethum Graveolens - Dill Essential Oil
  49. Tinh Dầu Thông/ Pine Essential Oil
  50. Tinh Dầu Tía Tô/ Perilla Frutescens - Perilla Essential Oil
  51. Tinh Dầu Tiêu Đen/ Pepper Black Essential Oil
  52. Tinh dầu Tỏi/ Garlic Essential Oil
  53. Tinh Dầu Trà Xanh / GreenTea Essential Oil
  54. Tinh Dầu Trắc Bách Diệp/ Cypress Essential Oil
  55. Tinh Dầu Tràm 70% Eucalyptol  70%
  56. Tinh Dầu Tràm 99%/ Eucalyptol 99%
  57. Tinh Dầu Tràm Trà / Tea Tree Essential Oil
  58. Tinh Dầu Vỏ Bưởi/ Grapefruite Essential Oil
  59. Tinh Dầu Vỏ Quế/ Cinamon Essential Oil
  60. Tinh Dầu Vỏ Quýt -Trần Bì/ Manradin Essential Oil
  61. Tinh Dầu Xạ Hương/ Thyme Essential Oil
  62. Tinh Dầu Xô Thơm (Đơn Sâm)/ Clary Sage Essential Oil

Từ xa xưa, tinh dầu đã được dùng để chữa các bệnh sưng viêm, giảm đau, các bệnh về đường tiêu hóa, giảm stress…. Các nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy tinh dầu có nhiều hoạt tính sinh học rất đáng chú ý: kháng nấm, kháng khuẩn,kháng viêm giảm đau, gây độc tế bào, chống ung thư, bảo vệ tim mạch, bảo vệ hệ thần kinh, chống côn trùng… Trong bài viết “Tại sao tinh dầu có tác dụng chữa bệnh mà thuốc thì không”, Tiến sĩ David Stewart đã so sánh cơ chế tác dụng hoàn toàn ngược nhau của tinh dầu và thuốc tổng hợp: thuốc tổng hợp không phải là hợp chất tự nhiên, gồm một hoặc hai thành phần, ức chế các chức năng tự nhiên, gây ra nhiều tương tác bất lợi, thường không có khả năng kháng virus, gây gián đoạn sự truyền thông tin liên tế bào, làm sai lệch và lẫn lộn bộ nhớ AND, ngăn chặn các khu vực cảm nhận, làm suy yếu hệ thống miễn dịch, gây mất thăng bằng cảm xúc, gây ra các tác dụng phụ có hại, dẫn tới sự phụ thuộc và bệnh mạn tính; hoàn toàn trái ngược với thuốc, tinh dầu là chất tự nhiên, bao gồm hỗn hợp nhiều thành phần, phục hồi các chức năng tự nhiên, không gây các tương tác bất lợi, kháng virus, cải thiện sự truyền thông tin liên tế bào, sửa chữa và phục hồi bộ nhớ tế bào AND, làm sạch các khu vực cảm thụ, củng cố hệ thống miễn dịch, làm cân bằng cảm xúc, có các tác dụng phụ có lợi, dẫn tới sự độc lập và phục hồi.  Do đó, không có gì khó hiểu khi ngày càng có nhiều nghiên cứu về tinh dầu ứng dụng làm thuốc. Một số tác dụng điều trị bệnh của tinh dầu đã được báo cáo, như: chống co thắt, gây chuyển bệnh (revulsive), kháng viêm, thông mũi, tăng cường miễn dịch, kháng khuẩn, chống nấm, tiêu đờm, tiêu nhầy, chống ôxi hóa, tác động đến thần kinh, giảm đau, diệt chấy giận. Ở Pháp, một số loại tinh dầu được được bán trong các cửa hàng thuốc như: tinh dầu apxin, tinh dầu ngải, tinh dầu tuyết tùng trắng và tuyết tùng Hàn Quốc, tinh dầu cúc ngải, tinh dầu tùng bách, tinh dầu de vàng sassafras, sabine, tinh dầu cửu lý hương.

Tinh dầu còn được sử dụng rộng rãi trong phương pháp trị liệu bằng chất thơm (aromatherapy). Đây là liệu pháp tự nhiên sử dụng các loại tinh dầu chiết xuất từ thực vật để chữa bệnh. Liệu pháp này đã cho thấy có hiệu quả trong việc tăng cường tâm trạng (mood enhancement ), giảm đau, cải thiện chức năng nhận thức và ngày càng được sử dụng phổ biến trong các liệu pháp y tế bổ sung hoặc thay thế (complementary and alternative medicine - CAM) hoặc sử dụng trong các chăm sóc y tế ban đầu. Một trong những kỹ thuật được sử dụng trong liệu pháp chữa bệnh bằng chất thơm là phóng thích mùi thơm vào môi trường cụ thể. Cơ chế hoạt động của hệ hô hấp của liệu pháp này được đề xuất bắt đầu với sự hấp thụ các phân tử mùi dễ bay hơi thông qua niêm mạc mũi. Các phân tử mùi này sau đó được chuyển thành các tín hiệu hóa học và di chuyển đến hành khứu giác và sau đó đến các bộ phận khác của hệ thống rìa não, vỏ não và trung tâm nhạy cảm khứu giác ở đáy não, tương tác với trung khu bệnh học thần kinh để tạo ra các tác động về tâm sinh lý trên các mô mục tiêu . Các chất mùi có nguồn gốc từ thực vật hoặc chất mùi tổng hợp cũng đã được nghiên cứu về tác động của chúng đối với chức năng hoạt động, thời gian phản ứng và các thông số tự trị hoặc các tác động trực tiếp đối với não thông qua mô hình điện não đồ và nghiên cứu hình ảnh chức năng. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng an thần của tinh dầu hoa hồng, hoa oải hương, chanh và bạc hà Một số nghiên cứu gần đây đã nghiên cứu về các thành phần có tác dụng an thần của tinh dầu và cơ chế phân tử của chúng: linalool là thành phần chính có tác dụng an thần trong tinh dầu oải hương; tinh dầu chanh có tác dụng làm tăng năng lượng thần kinh của 5-hydroxy tryptamine thông qua quá trình ức chế hoạt động của dopamine; tinh dầu bạc hà có thể kích thích dopamine – một thành phần tham gia vào quá trình vận động của chuột . Wu và cs. đã thực hiện một nghiên cứu toàn diện về sự trao đổi chất trong mô não chuột và các phản ứng tiết niệu trong phương pháp trị liệu bằng chất thơm. Các thay đổi về chuyển hóa bao gồm sự gia tăng các hợp chất đường và sự giảm các chất dẫn truyền thần kinh (tryptophan, serine, glycine, aspartate, histamine, tyrosine, cysteine, phenylalanine, hypotaurine, histidine, asparagine), amino acids và các axit béo trong não. Hàm lượng cao của aspartate và của các hợp chất đường (sucrose, maltose, fructose và glucose), nucleosides (adenine, uridine) cũng như của các axit hữu cơ như lactate và pyruvate đã được thấy có trong nước tiểu. Các nghiên cứu này đã đồng nhất chỉ ra rằng chất mùi có thể tạo ra các hiệu ứng đặc trưng đối với chức năng tự trị và chức năng bệnh học thần kinh của con người, cho thấy rằng liệu pháp trị bệnh bằng chất thơm có các tác dụng có lợi trong bối cảnh cuộc sống hiện đại ngày càng gia tăng các điều kiện tâm lý căng thẳng và bất lợi cho sức khỏe.

Đặc biệt, một báo cáo về việc sử dụng tinh dầu trong điều trị viêm của vết thương bị áp xe mãn tính ở chân của một bệnh nhân nữ người Đức (2009) đã cho thấy kết quả rất khả quan: 5 ngày sau khi khoét bỏ vết thương, tinh dầu được chỉ định sử dụng để điều trị kháng viêm cho vết thương, kết quả cho thấy quá trình hình thành mô hạt của cơ và quá trình biểu mô hóa (granulation tissue and epithelisation) phát triển nhanh chóng và không có biến chứng, quá trình tạo sẹo tốt, vết sẹo nhạt và mỏng và chỉ nằm ở phần da

Liệu pháp điều trị bằng chất thơm hiện cũng được sử dụng phổ biến trên khắp nước Mỹ như là một liệu pháp bổ sung nhằm tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe bệnh nhân. Liệu pháp này được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để kiểm soát đau và bổ sung cho thực hành điều dưỡng ven gây mê. 

Dalosa Vietnam sưu tầm và tổng hợp

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

dathongbaobocongthuong
  • THÔNG TIN LIÊN HỆ:
  • CÔNG TY TNHH TINH DẦU - THẢO DƯỢC DALOSA VIỆT NAM
  • DALOSA VIETNAM ESSENTIAL - HERBAL CO., LTD (DALOSA CO., LTD)
  • MST: 0313944542
  • Trụ Sở: 234/1 Vườn Lài, P. Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Văn Phòng Giao Dịch (Showroom) : 265 Thống Nhất, P. Tân Thành, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Kho Hàng: 170/17 Vườn Lài, P. Tân Thành, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Đặt hàng & Zalo: 0967 22 7899 - Tư Vấn & Viber: 0902 82 2729
  • Email: vanhung1019@gmail.com - dailoc1019@gmail.com

Copyright © Bản quyền thuộc về Công ty TNHH Tinh Dầu Thảo Dược Dalosa Việt Nam™. GCN đăng ký KD số 0313944542 được Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. HCM cấp

1
Bạn cần hỗ trợ?